Công việc ‘đầu đời’ – Sinh viên vừa tốt nghiệp cần chuẩn bị những gì?

Sau khi tốt nghiệp đại học, sinh viên có rất nhiều lựa chọn cho con đường sự nghiệp của cá nhân. Tuy nhiên có thể tựu trung vào 3 con đường chính yếu sau: (1) Đi làm thuê cho người khác (2) Đi làm chủ và (3) Đi làm thuê cho nhiều chủ – làm tự do/ freelancer. Trong 3 con đường này thì con đường đầu tiên là Đi làm thuê cho người khác là một sự lựa chọn chiếm đa phần.

“Đầu xuôi – Đuôi lọt” – Nếu chúng ta chọn chính xác công việc đầu đời thì con đường phát triển sự nghiệp sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Tuy nhiên để có được công việc đầu đời như ý, những sinh viên vừa tốt nghiệp sẽ cần chuần bị những gì? Nội dung trình bày dưới đây là những kinh nghiệm và góc nhìn của cá nhân tác giả:

(1) Xác định chính xác Nghề – Ngành. Khi xác định nghề cần định rõ vị trí công việc – ví dụ “Chuyên viên tuyển dụng” chứ không phải lả công việc “Nhân sự”. Sau khi đã xác định được Nghề thì tiếp tục xác định mình làm nghề này trong Ngành nào. Bản mô tả công việc (Chức năng – Trách nhiệm – Nhiệm vụ) của vị trí ứng tuyển và mô hình năng lực của vị trí là 2 tài liệu mà sinh viên phải nghiên cứu và thấu hiểu.

(2) Để xác định Nghề và Ngành hãy quay về bài viết https://hoaqtkd.com/2021/11/29/co-bao-gio-ban-tu-hoi-toi-la-ai/

(3) Để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn thành công thì cần biết rõ nhà tuyển dụng cần gì ở sinh viên mới tốt nghiệp. Hai tập tin đính kèm sẽ giúp làm rõ điều này

(4) Bộ hồ sơ ứng tuyển ngoài CV thì thư ứng tuyển là 1 tài liệu quan trọng. Với 3/4 trang A4, bạn phải trả lời chi tiết – không chung chung 5 câu hỏi sau: (1) Bạn là ai (2) Tại sao bạn ứng tuyển vào vị trí này (3) Tại sao bạn chọn công ty này (4) Tại sao công ty lại chọn bạn mà không phải những ứng viên khác và (5) Kế hoạch con đường nghề nghiệp của bạn trong 1/ 2-3/ và 5 năm tới.

(5) Trong phỏng vấn tuyển dụng, để trả lời bất cứ câu hỏi nào cần nhớ mô hình S.T.A.R/ S.P.A.R/ S.C.A.R (Situation – Task/ Problem/ Challenge – Action – Result). Hãy nhớ phỏng vấn tuyển dụng không phải là hỏi đáp mà là trao đổi và thu thập thông tin 1 cách chính xác nhất

(6) Hiểu rõ bản thân – Hiểu rõ mong muốn của cá nhân – Hiểu rõ về vị trí ứng tuyển – Bạn sẽ thành công để có được công việc đầu đời như ý

Nếu Bạn cần trao đổi thêm vui lòng liên hệ với người viết: https://hoaqtkd.com/category/lien-he/

Employer branding – Thương hiệu nhà tuyển dụng

MBA Talk số 03 với chủ đề HR – Thương hiệu nhà Tuyển dụng, nói về cách xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng, đồng thời chia sẻ các góc nhìn và chiến lược thu hút, việc giữ chân nhân tài ở một số công ty lớn tại Việt Nam.

ThS. Nguyễn Văn Hoá – Giảng viên Khoa Quản trị, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM chia sẻ Thương hiệu nhà Tuyển dụng (Employer Branding) bắt nguồn từ mô hình năng lực của nhân sự (thể hiện khả năng làm việc). Trong đó, Định vị Giá trị nhân viên (EVP – Employee Value Proposition) cũng được nhắc đến như một khái niệm cơ hữu nhất trong Employer Branding với “Planning” và “Talent Management” là một trong những năng lực cần được nghiên cứu.

Bắt đầu được biết đến vào năm 1996, Employer Branding được phát triển từ thực tế vận hành của các công ty, là những giá trị được cung cấp bởi doanh nghiệp và được nhận diện dưới các doanh nghiệp tuyển dụng. Từ kinh nghiệm thực tế, ThS Hóa tâm đắc khái niệm Employer Branding với 3 yếu tố: định hướng của doanh nghiệp, cam kết của doanh nghiệp với các ứng viên; Hình ảnh, giá trị doanh nghiệp muốn truyền tải; Cảm xúc của ứng viên đối với doanh nghiệp.

Theo ông Hóa, cách tiếp cận cơ bản khi làm Employer Branding: Đi từ nhận thức và quyết định triển khai của nhà quản trị; Tạo được độ nhận diện doanh nghiệp mạnh mẽ từ bộ phận HR và Marketing. Ông khẳng định: “Nếu làm tốt, váng bơ sẽ tự tìm đến với chúng ta. Khi đó chi phí bỏ ra để có những người tài cho doanh nghiệp cũng tiết giảm hơn”.

Ông Hóa cũng chia sẻ quy trình “nằm lòng” của bản thân trong xây dựng Employer Branding, bắt đầu với 3 chức năng cơ bản là đầu tư, giữ chân và thu hút nhân tài. Quy trình bắt đầu với việc xác định và phát triển hình ảnh, danh tiếng cũng như các giá trị doanh nghiệp đem lại cho nhân viên tiềm năng hoặc hiện hữu trong công ty. Tiếp nối bằng việc tổ chức truyền thông thông tin đến những đối tượng mục tiêu và sau đó triển khai Internal Marketing (Truyền thông nội bộ), thuyết phục “người ngoài” bằng cảm nhận tích cực của chính “người nhà”.

Truyền thông giá trị của tổ chức cũng là cách để doanh nghiệp không bị động trong tuyển dụng. Một nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy việc truyền thông của tổ chức bao gồm Khả năng cạnh tranh; Văn hóa tổ chức doanh nghiệp; Yếu tố đào tạo và phát triển; Các đãi ngộ; Cách tận dụng các kênh truyền thông.

Ông Hóa cũng nhấn mạnh việc định hướng cảm xúc về thương hiệu với đối tượng mà doanh nghiệp hướng đến là trách nhiệm chính của bộ phận HR nhằm tránh tình trạng định vị sai hình ảnh thương hiệu và có vai trò quyết định với Employer Branding, khi có đến 86% người làm nhân sự khẳng định điều này. Tiếp sau đó là nhiệm vụ của bộ phận Truyền thông Doanh nghiệp hoặc Marketing.

Link Youtube: https://youtu.be/Bsg_OvcKa3w

Nguồn: http://www.isb.edu.vn

EB – Thương hiệu nhà tuyển dụng

Thuật ngữ “Thương hiệu tuyển dụng” ra đời lần đầu tiên do Ambler and Barrow (1996) định nghĩa là gói các lợi ích công việc về chức năng, kinh tế và tâm lý được xác định bởi các công ty tuyển dụng. Thương hiệu tuyển dụng có vai trò như một công cụ thu hút và giữ chân nhân tài trong quản trị nguồn nhân lực. Tại Việt Nam, đề tài liên quan thương hiệu tuyển dụng đang là mối quan tâm trong ngành nhân sự. Chủ đề thương hiệu tuyển dụng dần xuất hiện nhiều hơn trên các bài báo khoa học và các bài luận văn tại các trường đại học. Các tác giả đều có các hướng tiếp cận đề tài khác nhau.

Trên thế giới nhiều nhà nghiên cứu đã có tiến hành nghiên cứu về thương hiệu tuyển dụng với đa dạng các khía cạnh. Điểm chung kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu tuyển dụng là chế độ đãi ngộ và danh tiếng công ty luôn được ứng viên quan tâm nhất. Tuy nhiên, các bài nghiên cứu vẫn chưa xem xét đến các yếu tố khác như trách nhiệm xã hội, văn hóa công ty, mối quan hệ đồng nghiệp,…

Đính kèm dưới đây là những bài báo, bài nghiên cứu về Employer branding – Thương hiệu nhà tuyển dụng. Hy vọng sẽ có nhiều hữu ích cho quá trình học tập, nghiên cứu và làm việc của Anh Chị. Bài viết sẽ được tiếp tục cập nhật khi có thêm tài liệu mới (Ngày cập nhật mới nhất 29.08.2022).