Lộ trình trở thành Quản lý cấp trung (Middle Manager)

Quản lý Cấp trung (Middle Managers) là những người đảm nhận chức vụ quản lý nằm giữa những người ra quyết định chiến lược và những cấp bậc giám sát đầu tiên hoặc những nhân viên trong tổ chức. Quản lý cấp trung thường đảm nhận trách nhiệm triển khai chiến lược để đạt được những kết quả như kỳ vọng trong giới hạn của ngân sách và thời gian.

Những chức năng chủ yếu mà một nhà quản lý cấp trung sẽ đảm nhận : (1) Chiến lược (2) Hành chính (3) Ra quyết định (4) Lãnh đạo (5) Truyền thông và hợp tác

Để trở thành một nhà quản lý cấp trung chúng ta có thể tham khảo mô hình năng lực sau để xây dựng một kế hoạch cụ thể và chuyên biệt cho cá nhân: (1) Xây dựng đội nhóm (2) Tương tác với các cá nhân khác (3) Xây dựng quan hệ đối tác (4) Giải quyết vấn đề (5) Học tập liên tục (6) Quản trị tài chính (7) Quản trị nguồn nhân lực (8) Quản trị công nghệ

Bài viết được đính kèm các bài nghiên cứu và 2 tài liệu đã được viết lại bằng Tiếng Việt

Chân thành cám ơn bạn Hiển Ngô đã viết bài tiếng Việt

Xây dựng Thương hiệu cá nhân

Thương hiệu cá nhân (Personal brand) là cách thức truyền thông rõ ràng, ngắn gọn và nhất quán cho mọi người biết mình là ai và tất cả những gì liên quan dến mình.

Để xây dựng thương hiệu cá nhân, chúng ta có thể tham khảo quy trình 4 bước như sau:

Bước 1: Nhận diện – Câu chuyện mà bạn muốn về mình là gì

Bước 2: Xây dựng – Phát triển câu chuyện cá nhân của bạn

Bước 3: Truyền thông – Kể câu chuyện của bạn cho mọi người

Bước 4: Duy trì – Luôn làm mới câu chuyện của bạn

Trong 4 bước trên, bước 1 – Nhận diện sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân. Mỗi người cần nhận diện và trả lời câu hỏi quan trọng: Mình là ai? Có nhiều mô hình nghiên cứu để trả lời câu hỏi trên. Trong môi trường làm việc chúng ta có thể tham khảo 3 cách tiếp cận sau để nhận diện bản thân:

Cách tiếp cận 1: Tìm hiểu và trả lời 6 câu hỏi: (1) Tính khí (2) Tính cách (3) Đam mê (4) Giá trị (5) Mong muốn (6) Lý tưởng

Cách tiếp cận 2: (1) Niềm tin (2) Giá trị (3) Đam mê (4) Năng lực cá nhân và (5) Mục đích cuộc đời

Cách tiếp cận 3: (1) Hình ảnh cá nhân (2) Kỹ năng (3) Hành vi (4) Uy tín cá nhân (5) Niềm tin (6) Giá trị

Ngoài ra, việc xác định USP (Unique Selling Point) của mỗi cá nhân cũng là một điểm quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân.

Những file được đính kèm là những hướng dẫn chi tiết để xây dựng thương hiệu cá nhân. Các tài liệu sẽ được tiếp tục cập nhật (Ngày cập nhật tài liều 11.05.2022)

Công việc ‘đầu đời’ – Sinh viên vừa tốt nghiệp cần chuẩn bị những gì?

Sau khi tốt nghiệp đại học, sinh viên có rất nhiều lựa chọn cho con đường sự nghiệp của cá nhân. Tuy nhiên có thể tựu trung vào 3 con đường chính yếu sau: (1) Đi làm thuê cho người khác (2) Đi làm chủ và (3) Đi làm thuê cho nhiều chủ – làm tự do/ freelancer. Trong 3 con đường này thì con đường đầu tiên là Đi làm thuê cho người khác là một sự lựa chọn chiếm đa phần.

“Đầu xuôi – Đuôi lọt” – Nếu chúng ta chọn chính xác công việc đầu đời thì con đường phát triển sự nghiệp sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Tuy nhiên để có được công việc đầu đời như ý, những sinh viên vừa tốt nghiệp sẽ cần chuần bị những gì? Nội dung trình bày dưới đây là những kinh nghiệm và góc nhìn của cá nhân tác giả:

(1) Xác định chính xác Nghề – Ngành. Khi xác định nghề cần định rõ vị trí công việc – ví dụ “Chuyên viên tuyển dụng” chứ không phải lả công việc “Nhân sự”. Sau khi đã xác định được Nghề thì tiếp tục xác định mình làm nghề này trong Ngành nào. Bản mô tả công việc (Chức năng – Trách nhiệm – Nhiệm vụ) của vị trí ứng tuyển và mô hình năng lực của vị trí là 2 tài liệu mà sinh viên phải nghiên cứu và thấu hiểu.

(2) Để xác định Nghề và Ngành hãy quay về bài viết https://hoaqtkd.com/2021/11/29/co-bao-gio-ban-tu-hoi-toi-la-ai/

(3) Để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn thành công thì cần biết rõ nhà tuyển dụng cần gì ở sinh viên mới tốt nghiệp. Hai tập tin đính kèm sẽ giúp làm rõ điều này

(4) Bộ hồ sơ ứng tuyển ngoài CV thì thư ứng tuyển là 1 tài liệu quan trọng. Với 3/4 trang A4, bạn phải trả lời chi tiết – không chung chung 5 câu hỏi sau: (1) Bạn là ai (2) Tại sao bạn ứng tuyển vào vị trí này (3) Tại sao bạn chọn công ty này (4) Tại sao công ty lại chọn bạn mà không phải những ứng viên khác và (5) Kế hoạch con đường nghề nghiệp của bạn trong 1/ 2-3/ và 5 năm tới.

(5) Trong phỏng vấn tuyển dụng, để trả lời bất cứ câu hỏi nào cần nhớ mô hình S.T.A.R/ S.P.A.R/ S.C.A.R (Situation – Task/ Problem/ Challenge – Action – Result). Hãy nhớ phỏng vấn tuyển dụng không phải là hỏi đáp mà là trao đổi và thu thập thông tin 1 cách chính xác nhất

(6) Hiểu rõ bản thân – Hiểu rõ mong muốn của cá nhân – Hiểu rõ về vị trí ứng tuyển – Bạn sẽ thành công để có được công việc đầu đời như ý

Nếu Bạn cần trao đổi thêm vui lòng liên hệ với người viết: https://hoaqtkd.com/category/lien-he/