Thịnh vượng tài chính tuổi 30

Tự do tài chính hay phong trào F.I.R.E (Financial Independence and Retire Early) đang dần trở nên phồ biến với những bạn trẻ khi đã có khoảng 7 đến 10 kinh nghiệm đi làm. Tuy nhiên như thế nào là đạt được trạng thái tự do tài chính và làm cách nào để đến được cột mốc này không phải là một con đường rõ ràng với nhiều người.

Với cá nhân mình, tôi đã học được rất nhiều từ 2 tập của quyển sách “Thịnh vượng tài chính tuổi 30” để có thể hoàn thiện tình trạng tài chính của cá nhân. Mỗi người sau khi đọc xong quyển sách sẽ có những kế hoạch hành động riêng cho mình, tuy nhiên với tôi đó là:

(1) Đánh giá lại hiện trạng tài sản cá nhân

(2) Đánh giá và thành thật về năng lực cá nhân

(3) Xác định mong muốn của cá nhân về tài chính và “vẽ” một cách rõ ràng về nhửng viễn cảnh khi mình 45 tuổi – 55 tuổi – 65 tuổi và sau thời điểm này

(4) Nâng cao năng lực cá nhân để gia tăng thu nhập và có thêm cơ hội để nhận thêm công việc/ làm thêm giờ trong giai đoạn từ 30 đến 45 tuổi

(5) Kiểm soát việc chi tiêu đúng kế hoạch. Cân bằng giữa chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư

(6) Học, rèn luyện và thành thục đầu tư tài chính.

Đó là 6 điểm lớn mà cá nhân tôi đã học được từ quyển sách này. Còn các bạn thì sao? Hãy tham khảo, mua sách và có những hành động cụ thể sau khi tìm hiểu thật kỹ những thông tin từ 2 tập sách này. Hy vọng các Bạn sẽ hạnh phúc với trạng thái tự do tài chính của mình.

Thẻ Điểm cân bằng Cá nhân

Quản trị cuộc đời đó chính là quản trị mục tiêu cuộc đời của mỗi một cá nhân. Mục tiêu sẽ được thiết lập/ xây dựng từ mục đích/ mong muốn của mỗi người. Tuy nhiên làm sao có thể đảm bảo các mục tiêu cá nhân thiết lập là đầy đủ và cân bằng? Đây cũng là một câu hỏi mà nhiều người trong chúng ta đã hoặc đang tự hỏi.

Quyền sách “Thẻ điểm cân bằng cá nhân” được phát triển từ mô hình BSC – Balanced Scorecard – Thẻ điểm cân bằng với bốn khía cạnh đo lường việc thực thi chiến lược trong doanh nghiệp: (1) Tài chính (2) Khách hàng (3) Quá trình nội bộ và (4) Học hỏi – Phát triển. Mô hình này đã được nhiều doanh nghiệp áp dụng và phát triển cụ thể thành hệ thống KPI – Key Performance Indicators để đánh giá kết quả làm việc của mỗi nhân viên.

Với mô hình BSC, Thẻ điểm cân bằng cá nhân được phát triển để giúp cho mỗi cá nhân chúng ta có thể tự thiết lập những mục tiêu nhằm hướng đến việc đạt được sứ mạng cũng như điểm cân bằng trong cuộc đời của mỗi người.

Bốn khía cạnh, cụ thể:

(1) Yếu tố tài chính: Sự ổn định về mặt tài chính. Bạn có thể đáp ứng các nhu cầu về tài chính đến mức nào?

(2) Yếu tố khách quan: quan hệ với gia đình, bạn bè, cấp trên, đồng nghiệp và những người khác. Họ nhìn nhận về bạn như thế nào?

(3) Yếu tố nội tại: sự khỏe mạnh về thể chất và tinh thần của bạn. Bằng cách nào bạn có thể kiểm soát những yếu tố này để tạo ra giá trị cho bản thân và cho mọi người? Bằng cách nào bạn có thể cảm thấy thoải mái trong công việc cũng như trong thời gian rãnh?

(4) Kiến thức và việc học tập: các kỹ năng và khả năng học hỏi. Bạn học hỏi và tiếp tục thành công trong tương lai bằng cách nào.

Đối với cá nhân tôi, với những thông tin trong quyển sách đã giúp bản thân định hướng rõ ràng hơn trong cuộc sống. Các bạn có thể đọc thử và mua sách để có những trải ngiệm tốt nhất. Đọc sách thật sự sẽ có ý nghĩa nếu như chúng ta có thể chuyển đổi thành hành vi cá nhân.