Kỹ năng ứng tuyển thành công

Với sinh viên vừa tốt nghiệp, tìm kiếm một công việc cuộc đời và một nơi làm việc cuộc đời là một mục tiêu mà mọi người đều mong muốn đạt được. Để có được một công việc đầu đời như mong muốn, chúng ta có thể xem lại bài viết: https://hoaqtkd.com/2022/03/05/cong-viec-dau-doi-sinh-vien-vua-tot-nghiep-can-chuan-bi-nhung-gi/

Xây dựng thương hiệu cá nhân cũng sẽ là một hoạt động chuẩn bị quan trọng mà sinh viên cần chuẩn bị từ năm 1. Một tài khoản Linkedin: (1) Được thiết kế chỉnh chu, chuyên nghiệp (2) Nội dung phù hợp với định hướng công việc và được đăng tải định kỳ – tối thiểu 1 tháng/ 1 bài và liên tục (3) Có kết nối phù hợp với các nhà tuyển dụng cũng như các cá nhân có công việc phù hợp với công việc mà sinh viên hướng đến. Chúng ta cũng có thể xem lại bài viết về xây dựng thương hiệu cá nhân: https://hoaqtkd.com/2022/05/11/xay-dung-thuong-hieu-ca-nhan/

Bộ hồ sơ ứng tuyển như là một tài liệu quan trọng mà sinh viên tự giới thiệu bản thân với nhà tuyển dụng. Thông thường bộ hồ sơ tuyển dụng sẽ bao gồm 5 tài liệu như sau: (1) Thư ứng tuyển (2) Sơ yếu lý lịch (3) Thư giới thiệu (4) Bằng cấp và (5) Các tài liệu liên quan.

Phỏng vấn tuyển dụng là một buổi trò chuyện để nhà tuyển dụng và ứng viên có thể hiểu nhau thật rõ, từ đó sẽ có những quyết định chính xác nhất. Chúng ta có thể xem lại bài viết về phỏng vấn tuyển dụng: https://hoaqtkd.com/2021/12/17/ky-nang-phong-van-tuyen-dung/

Hai tài liệu đính kèm trong bài viết này sẽ là những hướng dẫn chi tiết để xây dựng: (1) Thư ứng tuyển và (2) Sơ yếu lý lịch. Tài liệu sẽ tiếp tục được cập nhật. Ngày cập nhật mới nhất 13.11.2022

Năng lực lãnh đạo để trở thành “C -level”

Bên cạnh kỹ năng chuyên môn kỹ thuật, nền tảng giáo dục và kinh nghiệm thực tế thì những xu hướng hành vi tự nhiên của mỗi cá nhân cũng là những yếu tố quan trọng trong sự thành công của mỗi người.

Trong bài viết này, dựa trên nghiên cứu của SucessFinder có tất cả 10 năng lực cốt lõi mà tất cả nhà quản lý ở mọi cấp độ cần có để đạt được kết quả cao nhất trong hoạt động của mình.

Cấp độ 1: First/ Intermediate and Senior level: (1) Demonstrates character (2) Overcome Adversity (3) Reasons critically (4) Thinks conceptually

Cấp độ 2: Senior and C-Level: (5) Inspires others (6) Demonstrates energetic enthumsiasm (7) Focuses on results

Cấp độ 3: Core senior level: (8) Manages stress

Năng lực lãnh đạo nền tảng: (9) Leads decisively và (10) Thrives in Chaos.

Trong tài liệu đính kèm, chúng ta có thể tìm thấy các thông tin chi tiết về mô hình năng lực lãnh đạo này. Tổng quan, mô hình cung cấp: (i) Nhận diện năng lực lãnh đạo cơ bản ở tất cả các cấp độ (ii) Trong quá trình chuyển đổi lên cấp độ quản lý cao hơn, năng lực lãnh đạo nào nên được chú trọng và (iii) Nhận diện rõ ràng về chức năng/ vai trò tại từng cấp độ quản lý. Tài liệu sẽ tiếp tục được cập nhật (Lần cập nhất mới nhất ngày 08.07.2022

Lộ trình trở thành Quản lý cấp trung (Middle Manager)

Quản lý Cấp trung (Middle Managers) là những người đảm nhận chức vụ quản lý nằm giữa những người ra quyết định chiến lược và những cấp bậc giám sát đầu tiên hoặc những nhân viên trong tổ chức. Quản lý cấp trung thường đảm nhận trách nhiệm triển khai chiến lược để đạt được những kết quả như kỳ vọng trong giới hạn của ngân sách và thời gian.

Những chức năng chủ yếu mà một nhà quản lý cấp trung sẽ đảm nhận : (1) Chiến lược (2) Hành chính (3) Ra quyết định (4) Lãnh đạo (5) Truyền thông và hợp tác

Để trở thành một nhà quản lý cấp trung chúng ta có thể tham khảo mô hình năng lực sau để xây dựng một kế hoạch cụ thể và chuyên biệt cho cá nhân: (1) Xây dựng đội nhóm (2) Tương tác với các cá nhân khác (3) Xây dựng quan hệ đối tác (4) Giải quyết vấn đề (5) Học tập liên tục (6) Quản trị tài chính (7) Quản trị nguồn nhân lực (8) Quản trị công nghệ

Bài viết được đính kèm các bài nghiên cứu và 2 tài liệu đã được viết lại bằng Tiếng Việt

Chân thành cám ơn bạn Hiển Ngô đã viết bài tiếng Việt