Employer branding – Thương hiệu nhà tuyển dụng

MBA Talk số 03 với chủ đề HR – Thương hiệu nhà Tuyển dụng, nói về cách xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng, đồng thời chia sẻ các góc nhìn và chiến lược thu hút, việc giữ chân nhân tài ở một số công ty lớn tại Việt Nam.

ThS. Nguyễn Văn Hoá – Giảng viên Khoa Quản trị, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM chia sẻ Thương hiệu nhà Tuyển dụng (Employer Branding) bắt nguồn từ mô hình năng lực của nhân sự (thể hiện khả năng làm việc). Trong đó, Định vị Giá trị nhân viên (EVP – Employee Value Proposition) cũng được nhắc đến như một khái niệm cơ hữu nhất trong Employer Branding với “Planning” và “Talent Management” là một trong những năng lực cần được nghiên cứu.

Bắt đầu được biết đến vào năm 1996, Employer Branding được phát triển từ thực tế vận hành của các công ty, là những giá trị được cung cấp bởi doanh nghiệp và được nhận diện dưới các doanh nghiệp tuyển dụng. Từ kinh nghiệm thực tế, ThS Hóa tâm đắc khái niệm Employer Branding với 3 yếu tố: định hướng của doanh nghiệp, cam kết của doanh nghiệp với các ứng viên; Hình ảnh, giá trị doanh nghiệp muốn truyền tải; Cảm xúc của ứng viên đối với doanh nghiệp.

Theo ông Hóa, cách tiếp cận cơ bản khi làm Employer Branding: Đi từ nhận thức và quyết định triển khai của nhà quản trị; Tạo được độ nhận diện doanh nghiệp mạnh mẽ từ bộ phận HR và Marketing. Ông khẳng định: “Nếu làm tốt, váng bơ sẽ tự tìm đến với chúng ta. Khi đó chi phí bỏ ra để có những người tài cho doanh nghiệp cũng tiết giảm hơn”.

Ông Hóa cũng chia sẻ quy trình “nằm lòng” của bản thân trong xây dựng Employer Branding, bắt đầu với 3 chức năng cơ bản là đầu tư, giữ chân và thu hút nhân tài. Quy trình bắt đầu với việc xác định và phát triển hình ảnh, danh tiếng cũng như các giá trị doanh nghiệp đem lại cho nhân viên tiềm năng hoặc hiện hữu trong công ty. Tiếp nối bằng việc tổ chức truyền thông thông tin đến những đối tượng mục tiêu và sau đó triển khai Internal Marketing (Truyền thông nội bộ), thuyết phục “người ngoài” bằng cảm nhận tích cực của chính “người nhà”.

Truyền thông giá trị của tổ chức cũng là cách để doanh nghiệp không bị động trong tuyển dụng. Một nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy việc truyền thông của tổ chức bao gồm Khả năng cạnh tranh; Văn hóa tổ chức doanh nghiệp; Yếu tố đào tạo và phát triển; Các đãi ngộ; Cách tận dụng các kênh truyền thông.

Ông Hóa cũng nhấn mạnh việc định hướng cảm xúc về thương hiệu với đối tượng mà doanh nghiệp hướng đến là trách nhiệm chính của bộ phận HR nhằm tránh tình trạng định vị sai hình ảnh thương hiệu và có vai trò quyết định với Employer Branding, khi có đến 86% người làm nhân sự khẳng định điều này. Tiếp sau đó là nhiệm vụ của bộ phận Truyền thông Doanh nghiệp hoặc Marketing.

Link Youtube: https://youtu.be/Bsg_OvcKa3w

Nguồn: http://www.isb.edu.vn

Tìm hiểu Ngành Quản trị chất lượng (P2)

Buổi giao lưu được tổ chức giữa Anh Trần Văn Bình – Senior Production Manager của Asia Fan Ltd (Groupeseb) và các bạn sinh viên Chuyên ngành Quản trị chất lượng thuộc Khoa Quản trị – Trường Kinh doanh UEH – Đại học UEH (Khoa Quản trị – Đại học Kinh tế Tp.HCM).

Đính kèm trong bài viết này là clip 03-04-05 của nội dung Phần 2 -3 và 4

Nội dung của phần 2-3-4 có thể được tóm tắt trong các nội dung sau:

Phần 2 – Clip 03: Giới thiệu nội dung các công cụ, kỹ thuật và phương pháp quản trị chất lượng thường áp dụng trong doanh nghiệp – đặc biệt các doanh nghiệp sản xuất của Nhât bản

Phần 3 – Clip 04: Giới thiệu chức năng chủ yếu của bộ phận Quản trị chất lượng, các chức danh công việc tiêu biểu trong bộ phận và mô tả công việc đại diên 1 ngày của nhân viên QCS – Quality check supervisor.

Phần 4 – Clip 05: Anh Trần Văn Bình – khách mời buổi giao lưu chia sẻ về con đường phát triển sự nghiệp của cá nhân trong lĩnh vực sản xuất cũng như quản trị chất lượng. Bên cạnh đó là những đặc tính đặc trưng nổi bật mà sinh viên mới ra trường muốn làm việc trong lĩnh vực quản trị chất lượng cần chú ý

Nội dung buổi giao lưu thể hiện quan điểm cá nhân của khách mời và do vậy những clip này mang tính chất tham khảo.

Link Youtube clip 03: https://youtu.be/6vDOx0Wt7bo

Link Youtube clip 04: https://youtu.be/Zlx7hVYYotU

Link Youtube clip 05: https://youtu.be/oHu2yoorr2s

Tìm hiểu Ngành Quản trị Chất lượng (P1)

Buổi giao lưu được tổ chức giữa Anh Trần Văn Bình – Senior Production Manager của Asia Fan Ltd (Groupeseb) và các bạn sinh viên Chuyên ngành Quản trị chất lượng thuộc Khoa Quản trị – Trường Kinh doanh UEH – Đại học UEH (Khoa Quản trị – Đại học Kinh tế Tp.HCM).

Với hơn 25 kinh nghiệm (10 năm trong lĩnh vực sản xuất và 15 năm trong lĩnh vực quản lý chất lượng), Anh Bình đã đồng hành trong hơn 150 phút với 4 chủ đề chính:

  1. Tổng quan về hoạt động Quản lý chất lượng tại các doanh nghiệp
  2. Các công cụ – kỹ thuật – phương pháp Quản lý chất lượng
  3. Công việc của một nhân viên QC – QA
  4. Nghề nghiệp và con đường phát triển sự nghiệp trong ngành Quản trị chất lượng

Nội dung của phần 1 (Clip 01 và Clip 02) có thể được tóm tắt trong các nội dung sau:

  1. 3 định hướng nội dung chính về quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp hiện đại hiện nay: (1) Đo lường (2) Các hệ thống quản lý mới (3) Nâng cấp hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO về cả hiệu lực và hiệu quả.
  2. Thách thức của bộ phận Chất lượng vẫn là nhận thức của những nhà quản lý cấp cao. Đối với cá nhân những khó khăn là sự phản ứng/ phản đối của những bộ phận liên quan và tránh sự lạm quyền.
  3. Đối với các bạn sinh viên có bắt đầu sự nghiệp Quản trị chất lượng của cá nhân tại những doanh nghiệp Nhật bản – vì những doanh nghiệp này ngoài nền tảng chất lượng vững chắc thì còn có văn hóa đào tạo cho sinh viên mới ra trường
  4. Bên canh những công việc trong lĩnh vực chất lượng, các bạn sinh viên có thể tham khảo thêm công việc trong lĩnh vực SHE (An toàn – Sức khỏe – Môi trường)

Nội dung buổi giao lưu thể hiện quan điểm cá nhân của khách mời và do vậy những clip này mang tính chất tham khảo.

Link Youtube clip 1: https://youtu.be/VXDSVOI1KjA

Link Youtube clip 2: https://youtu.be/-4GEdVaX7Fs