KPIs – Hệ thống tiêu chí Đánh giá kết quả công việc

Đánh giá kết quả công việc là một quá trình trao đổi qua lại giữa nhà quản lý và nhân viên nhằm biết được nhân viên đã làm gì và làm điều dó như thế nào. Với những kết quả chưa đạt được mục tiêu thì cần tìm nguyên nhân gốc và có những giải pháp xữ lý cũng như phòng ngừa cho những lần thực hiện sau. Đối với những mục tiêu đạt và vượt thì vẫn phải tìm nguyên nhân gốc để phục vụ cho việc chuẩn hóa và đào tạo, huấn luyện.

Như vậy, để một hệ thống Đánh giá kết quả làm việc của nhân viên được vận hành thì cần có 5 yếu tố sau đây: (1) Mục tiêu – Objective (2) Tiêu chí đánh giá – Key Performance Indicator (3) Cách thức đo lường – Measurement (4) Chỉ tiêu – Target và (5) Tỷ trọng – Proportion.

Hiện nay, tại nhiều doanh nghiệp đang chuyển dần hệ thống KPIs sang OKR – Objectives and Key results. Mỗi hệ thống đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Tùy theo mục đích của doanh nghiệp/ nhà quản lý mà chúng ta sẽ quyết định nên áp dụng hệ thống nào.

Các tài liệu đính kèm dưới đây là về KPIs – Các tài liệu về OKR sẽ ở trong một bài viết khác. Các tài liệu sẽ liên tục được cập nhật (Ngày cập nhật mới nhất – 29/01/2023)

Hướng dẫn xây dựng Thang bảng lương

Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người có sức lao động phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường. Bốn nguyên tắc cơ bản của một hệ thống thang bảng lương: (1) Công bằng (2) Cạnh tranh (3) Cá nhân hóa và (4) Linh hoạt. Bốn mục tiêu cơ bản của một hệ thống thang bảng lương: (1) Tạo điều kiện thu hút, duy trì và phát triển nguồn nhân lực (2) Khai thác và kích thích tinh thần làm việc của nhân viên (3) Đảm bảo mức chi phí tiền lương hợp lý và (4) Đơn giản, cụ thể, rõ ràng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản trị tiền lương

Quy trình 9 bước xây dựng một thang bảng lương: Bước 1 – Phân tích công việc/ Bước 2 – Xây dựng yếu tố định giá/ Bước 3 – Xây dựng mức điểm định giá/ Bước 4 – Định giá công việc/ Bước 5 – Xác định mức lương thị trường/ Bước 6: Xây dựng hệ số lương/ Bước 7: Xây dựng bảng lương/ Bước 8: Sắp xếp lương/ Bước 9: Phát triển quy chế tiền lương.

Cấu trúc lương 3Ps: (1) Vị trí công việc – Định giá công việc – Lương vị trí công việc (2) Tiêu chuẩn năng lực – Đánh giá năng lực – Lương năng lực (3) Kết quả công việc – Đánh giá kết quả công việc – Thưởng kết quả thực hiện công việc.

Điểm định giá công việc dựa trên bốn tiêu chí: (1) Giáo dục (2) Kỹ năng (3) Trách nhiệm và (4) Điền kiện làm việc.

Các tài liệu bên dưới tham khảo cho quá trình xây dựng hệ thống thang bảng lương tại doanh nghiệp. Các tài liệu sẽ tiếp tục được cập nhật (Ngày cập nhật mới nhất 28.12.2022)

Kỹ năng ứng tuyển thành công

Với sinh viên vừa tốt nghiệp, tìm kiếm một công việc cuộc đời và một nơi làm việc cuộc đời là một mục tiêu mà mọi người đều mong muốn đạt được. Để có được một công việc đầu đời như mong muốn, chúng ta có thể xem lại bài viết: https://hoaqtkd.com/2022/03/05/cong-viec-dau-doi-sinh-vien-vua-tot-nghiep-can-chuan-bi-nhung-gi/

Xây dựng thương hiệu cá nhân cũng sẽ là một hoạt động chuẩn bị quan trọng mà sinh viên cần chuẩn bị từ năm 1. Một tài khoản Linkedin: (1) Được thiết kế chỉnh chu, chuyên nghiệp (2) Nội dung phù hợp với định hướng công việc và được đăng tải định kỳ – tối thiểu 1 tháng/ 1 bài và liên tục (3) Có kết nối phù hợp với các nhà tuyển dụng cũng như các cá nhân có công việc phù hợp với công việc mà sinh viên hướng đến. Chúng ta cũng có thể xem lại bài viết về xây dựng thương hiệu cá nhân: https://hoaqtkd.com/2022/05/11/xay-dung-thuong-hieu-ca-nhan/

Bộ hồ sơ ứng tuyển như là một tài liệu quan trọng mà sinh viên tự giới thiệu bản thân với nhà tuyển dụng. Thông thường bộ hồ sơ tuyển dụng sẽ bao gồm 5 tài liệu như sau: (1) Thư ứng tuyển (2) Sơ yếu lý lịch (3) Thư giới thiệu (4) Bằng cấp và (5) Các tài liệu liên quan.

Phỏng vấn tuyển dụng là một buổi trò chuyện để nhà tuyển dụng và ứng viên có thể hiểu nhau thật rõ, từ đó sẽ có những quyết định chính xác nhất. Chúng ta có thể xem lại bài viết về phỏng vấn tuyển dụng: https://hoaqtkd.com/2021/12/17/ky-nang-phong-van-tuyen-dung/

Hai tài liệu đính kèm trong bài viết này sẽ là những hướng dẫn chi tiết để xây dựng: (1) Thư ứng tuyển và (2) Sơ yếu lý lịch. Tài liệu sẽ tiếp tục được cập nhật. Ngày cập nhật mới nhất 13.11.2022