Bạn học được gì từ trường Đại học

[Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân và không liên quan đến bất cứ tổ chức hoặc trường học nào]

Có bao giờ Bạn tự hỏi: Mình đã học được những gì từ trường Đại học và những gì mình nhận được trường Đại học có thật sự đáng giá với chi phí và công sức của cá nhân? Theo quan điềm cá nhân của tôi:

(1) Chúng ta sẽ thu nhận được từ trường Đại học: (1) Kiến thức và (2) Tư duy. Kiến thức sẽ được đo lường thông qua các khái niệm, mô hình lý thuyết. Để đánh giá mức độ kiến thức mà một sinh viên đang sở hữu, chúng ta có thể đo lường thông qua các mức độ: Biết – Nhớ – Áp dụng vào trong cuộc sống/ học tập/ công việc. Trung bình, một chương trình học ở bậc đại học có khoảng 7 học kỳ – 1 học kỳ khoảng 8 môn học – một môn học có thể có trên dưới 20 khái niệm/ mô hình lý thuyết. Như vậy sau khi tốt nghiệp đại học, nếu sinh viên biết – nhớ và áp dụng được trên dưới 1000 hành vi từ chương trình học thì có thể nói cá nhân này đã có một sự thay đổi và trưởng thành rõ rệt trong năng lực chuyên môn. Tư duy là quá trình tiếp nhận thông tin, thông qua xử lý của não bộ để có được kết quả đầu ra là những nhận thức để từ đó có những hành vi phù hợp. Tư duy chỉ có được thông qua sự rèn luyện và thay đổi và điều chỉnh mỗi ngày. Có 5 mức độ tư duy: chấp nhận – so sánh – diễn giải – phân tích – sáng tạo. Mỗi cá nhân đều có 5 mức độ nà tồn tại trong tư duy của mình. Tuy nhiên nếu như mức độ tư duy của sinh viên tập trung chủ đạo ở phân tích và sáng tạo thì sẽ tốt hơn rất nhiều ờ mức độ chấp nhận – so sánh.

(2) Học phí mà sinh viên phải chi trả để tham gia chương trình học tại các trường Đại học Việt nam hiện nay khá cao (dao động từ 200.000 VND đến 500.000 VND cho một buổi học). Có bao giờ chúng ta tự hỏi mình đã nhận được gì sau mối buổi học – và những gì mình nhận được có thật sự phù hợp với chi phí mà mình đã đầu tư. Nếu nhìn nhận dưới góc độ chi phí – lợi ích này, mỗi sinh viên sẽ chủ động hợn trong việc xác định những giá trị gia tăng mà mình phải có dược sau buổi học để từ đó tham gia chương trình học một các chủ động, hiệu quả hơn những cách thức như hiện tại.

(3) Học đại học có phải là giải pháp duy nhất để đạt được những mục tiêu cá nhân? Nếu mỗi người trong chúng ta có MỤC ĐÍCH rõ ràng – xác định chính xác những MỤC TIÊU hướng đích thì chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi học Đại học và những kết quả/ giá trị thu được từ trường Đai học có giúp chúng ta đạt dược những gì mình mong muốn.

Trên đây là một số quan điểm cá nhân của tác giả về khía cạnh Sinh viên học được gì từ trường Đại học. Nếu Anh/ Chị/ các Bạn muốn trao đổi thêm có thể liên hệ với tôi thông qua zalo: [0908.218.954] – Vui lòng ghi rõ khi kết bạn là từ kênh hoaqtkd.com.

Thân mến.

Gởi các Bạn sinh viên của tôi

Thân chào
Tôi xin gởi đến các Bạn 5 giá trị mà tôi nghĩ Bạn cũng sẽ quan tâm nếu tôi và Bạn có duyên cùng làm việc với nhau. Nếu Bạn không thích có thể bỏ qua nhé.

1. KỶ LUẬT là một điều dễ làm nhưng cũng khó thực hiện vì nó gắn liền với thói quen. Nếu bạn có kỶ luật tốt thì việc quản lý thời gian hay đạt được mục tiêu là một chuyện không quá khó. Hãy rèn luyện tính kỶ luật bằng những chuyện thật nhỏ nhưng thực hiện liên tục ví dụ như đi học đúng giờ. Từ những việc NHỎ này sẽ giúp bạn thành công LỚN trong tương lai.


2. TẬP TRUNG cũng là một thói quen khó luyện tập. Tập trung sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian. Có thể một bài trình bày làm bạn không thích nên bạn không tập trung theo dõi – nhưng nếu bạn xem đó là CƠ HỘI DUY NHẤT bạn được nghe người đó trình bày thì có thể bạn sẽ thay đổi THÁI ĐỘ. Và rất có thể, khi bạn tập trung lắng nghe, bạn có thể rút ra được cho riêng mình một điều gì đó – và biết đâu sẽ LÀM THAY ĐỔI cả cuộc đời của bạn sau này.


3. TÔN TRỌNG – tôn trọng mọi người cũng chính là tôn trọng chính bản thân mình. Một trong những hành vi mà bạn có thể thể hiện sự tôn trọng của mình với mọi người trong cuộc sống, công việc, học tập hàng ngày là LẮNG NGHE. Bạn muốn mọi người lắng nghe mình thì mình cũng nên lắng nghe mọi người.


4. CHÍNH TRỰC – Trung thực sẽ làm cho chúng ta cảm thấy rất thoải mái và không lo lắng. Có thể sự chính trực làm bạn thiệt thòi, nhưng dẩn dần bạn sẽ nhận ra sự hơn thua chỉ là nhất thời thôi quan trọng NỘI LỰC bạn tích lũy được và điều này sẽ làm cho bạn thành công lâu dài sau này.


5. SỰ THAY ĐỔI – Bạn không nhất thiết phải làm theo hướng dẫn hay yêu cầu của một ai đó – nhưng bạn cần thay đổi hoặc đổi mới bản thân mình bằng những hành vi TÍCH CỰC mà bạn chưa từng làm trước đây sau mỗi 1 tuần/ 1 tháng/ 1 năm. Tích tụ những sự thay đổi NHỎ hay ĐỔI MỚI lớn này sẽ là nền tảng vững chắc cho sự ĐỘT PHÁ của cá nhân bạn sau này.


Cám ơn BẠN đã cùng tôi trải qua những buổi học và hy vọng những cơ hội gặp mặt sau này sẽ là những ngày VUI và HỮU ÍCH.

Thân mến
Nguyễn Văn Hóa