KPIs – Hệ thống tiêu chí Đánh giá kết quả công việc

Đánh giá kết quả công việc là một quá trình trao đổi qua lại giữa nhà quản lý và nhân viên nhằm biết được nhân viên đã làm gì và làm điều dó như thế nào. Với những kết quả chưa đạt được mục tiêu thì cần tìm nguyên nhân gốc và có những giải pháp xữ lý cũng như phòng ngừa cho những lần thực hiện sau. Đối với những mục tiêu đạt và vượt thì vẫn phải tìm nguyên nhân gốc để phục vụ cho việc chuẩn hóa và đào tạo, huấn luyện.

Như vậy, để một hệ thống Đánh giá kết quả làm việc của nhân viên được vận hành thì cần có 5 yếu tố sau đây: (1) Mục tiêu – Objective (2) Tiêu chí đánh giá – Key Performance Indicator (3) Cách thức đo lường – Measurement (4) Chỉ tiêu – Target và (5) Tỷ trọng – Proportion.

Hiện nay, tại nhiều doanh nghiệp đang chuyển dần hệ thống KPIs sang OKR – Objectives and Key results. Mỗi hệ thống đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Tùy theo mục đích của doanh nghiệp/ nhà quản lý mà chúng ta sẽ quyết định nên áp dụng hệ thống nào.

Các tài liệu đính kèm dưới đây là về KPIs – Các tài liệu về OKR sẽ ở trong một bài viết khác. Các tài liệu sẽ liên tục được cập nhật (Ngày cập nhật mới nhất – 29/01/2023)

Hướng dẫn xây dựng Thang bảng lương

Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người có sức lao động phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường. Bốn nguyên tắc cơ bản của một hệ thống thang bảng lương: (1) Công bằng (2) Cạnh tranh (3) Cá nhân hóa và (4) Linh hoạt. Bốn mục tiêu cơ bản của một hệ thống thang bảng lương: (1) Tạo điều kiện thu hút, duy trì và phát triển nguồn nhân lực (2) Khai thác và kích thích tinh thần làm việc của nhân viên (3) Đảm bảo mức chi phí tiền lương hợp lý và (4) Đơn giản, cụ thể, rõ ràng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản trị tiền lương

Quy trình 9 bước xây dựng một thang bảng lương: Bước 1 – Phân tích công việc/ Bước 2 – Xây dựng yếu tố định giá/ Bước 3 – Xây dựng mức điểm định giá/ Bước 4 – Định giá công việc/ Bước 5 – Xác định mức lương thị trường/ Bước 6: Xây dựng hệ số lương/ Bước 7: Xây dựng bảng lương/ Bước 8: Sắp xếp lương/ Bước 9: Phát triển quy chế tiền lương.

Cấu trúc lương 3Ps: (1) Vị trí công việc – Định giá công việc – Lương vị trí công việc (2) Tiêu chuẩn năng lực – Đánh giá năng lực – Lương năng lực (3) Kết quả công việc – Đánh giá kết quả công việc – Thưởng kết quả thực hiện công việc.

Điểm định giá công việc dựa trên bốn tiêu chí: (1) Giáo dục (2) Kỹ năng (3) Trách nhiệm và (4) Điền kiện làm việc.

Các tài liệu bên dưới tham khảo cho quá trình xây dựng hệ thống thang bảng lương tại doanh nghiệp. Các tài liệu sẽ tiếp tục được cập nhật (Ngày cập nhật mới nhất 28.12.2022)

Quản trị rủi ro hoạt động Quản lý nhân sự

Phần lớn các nghiên cứu và tài liệu trong lĩnh vực quản lý Nguồn nhân lực tập trung vào mặt tác động tích cực của các hệ thống quản lý và tác nghiệp nhân sự vào hiệu quả hoạt động của tổ chức. Tuy nhiên bên cạnh khía cạnh mang lại những giá trị gia tăng thì một số yếu tố tiêu cực ảnh hưởng không tốt đến kết quả tổng thể của doanh nghiệp đến từ những hoạt động quản lý nhân sự ngày cảng gia tăng. Chính vì vậy, quán trị rủi ro các hoạt động quản lý nhân sự đã trở thành một hoạt động ưu tiên và quan trọng.

Những nhà nghiên cứu đã nhận diện và tạm phân loại rủi ro vào 8 nhóm hoạt động chức năng của quản lý nhân sự: (1) Sức khỏe và sự hài lòng của nhân viên – Employee health and well-being (2) Năng suất hoạt động – Performance (3) Tài chính – Financial (4) Tỷ lệ nghĩ việc – Labor turnover (5) Tỷ lệ vắng mặt – Attendance rates/ patterns (6) Danh tiếng – Reputation (7) Pháp lý – Legal và (8) Innovation – Sự đổi mới

Trong 8 nhóm hoạt động chức năng trên thì các nghiên cứu tập trung nhiều vào nhóm đầu tiên là Sức khỏe và Mức độ hài lòng/ thoải mái của nhân viên tại môi trường làm việc. Những rủi ro có thể có ở cả hai khía cạnh: thể chất và tâm lý của người lao động.

Để có thể giảm thiểu và đặc biệt ngăn ngửa những rủi ro trong từng nhóm chức năng hoạt động như trên, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra những giải pháp như sau:

Health and Well-beingHệ thống quản lý WHS
Huấn luyện
Quản trị sự thay đổi
ProductivityQuản trị sự thay đổi
Các phương pháp/ cách tiếp cận trong quản lý
FinancialLao động dự phòng/ thuê ngoài
Quản trị sự thay đổi
Các phương pháp/ cách tiếp cận trong quản lý
Labor turnoverThiết kế công việc
Các phương pháp/ cách tiếp cận trong quản lý
Đào tạo/ Huấn luyện
Lương, thưởng, chính sách phúc lợi
Điều kiện làm việc
Attendance rates/ patternsLương
Lao động thời vụ
Các phương pháp/ cách tiếp cận trong quản lý
ReputationQuản trị hiệu suất
Xây dựng văn hóa giá trị đạo đức doanh nghiệp
Khen thưởng và lương – phúc lợi
LegalTuân thủ Luật lao động
Công bằng và nhất quán trong hoạt động HRM
InnovationĐào tạo và Huấn luyện

Đính kèm bài viết là một số tài liệu liên quan đến hoạt động quản trị rũi ro trong hoạt động quản lý nguồn nhân lực. Các tài liệu sẽ tiếp tục được cập nhật (Ngày cập nhật mới nhất 06.09.2022)