Thương hiệu cá nhân (Personal brand) là cách thức truyền thông rõ ràng, ngắn gọn và nhất quán cho mọi người biết mình là ai và tất cả những gì liên quan dến mình.
Để xây dựng thương hiệu cá nhân, chúng ta có thể tham khảo quy trình 4 bước như sau:
Bước 1: Nhận diện – Câu chuyện mà bạn muốn về mình là gì
Bước 2: Xây dựng – Phát triển câu chuyện cá nhân của bạn
Bước 3: Truyền thông – Kể câu chuyện của bạn cho mọi người
Bước 4: Duy trì – Luôn làm mới câu chuyện của bạn
Trong 4 bước trên, bước 1 – Nhận diện sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân. Mỗi người cần nhận diện và trả lời câu hỏi quan trọng: Mình là ai? Có nhiều mô hình nghiên cứu để trả lời câu hỏi trên. Trong môi trường làm việc chúng ta có thể tham khảo 3 cách tiếp cận sau để nhận diện bản thân:
Cách tiếp cận 1: Tìm hiểu và trả lời 6 câu hỏi: (1) Tính khí (2) Tính cách (3) Đam mê (4) Giá trị (5) Mong muốn (6) Lý tưởng
Cách tiếp cận 2: (1) Niềm tin (2) Giá trị (3) Đam mê (4) Năng lực cá nhân và (5) Mục đích cuộc đời
Cách tiếp cận 3: (1) Hình ảnh cá nhân (2) Kỹ năng (3) Hành vi (4) Uy tín cá nhân (5) Niềm tin (6) Giá trị
Ngoài ra, việc xác định USP (Unique Selling Point) của mỗi cá nhân cũng là một điểm quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân.
Những file được đính kèm là những hướng dẫn chi tiết để xây dựng thương hiệu cá nhân. Các tài liệu sẽ được tiếp tục cập nhật (Ngày cập nhật tài liều 11.05.2022)
Đối với những bạn sinh viên mới tốt nghiệp, buổi phỏng vấn cho công việc đầu đời luôn là một thách thức lớn. Cùng đồng hành với các bạn, dưới đây là một sự chia sẻ về nội dung buổi phỏng vấn trong thực tế của một bạn sinh viên vừa tốt nghiệp. Cám ơn Bạn về thông tin và chúc Bạn luôn thành công trong công việc và con đường sự nghiệp của cá nhân.
Vị trí ứng tuyển: Chuyên viên Đảo bảo chất lượng – QA – Quality Assurance
Mô tả công việc:
Xây dựng, triển khai hệ thống quản lý chất lượng tại công ty
Soạn thảo và thiết kế infographic các tài liệu hệ thống chất lượng theo yêu cầu nghiệp vụ từ các bộ phận phòng ban trong công ty
Giám sát hình ảnh, quy trình vận hành của hệ thống cửa hàng kinh doanh của công ty
Tham gia hoạch định, kiểm soát và đánh giá chất lượng các dự án/ kế hoạch/ quy trình từ các bộ phận phòng ban của công ty
Báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu cho Trưởng phòng về các hoạt động cải tiến hệ thống quản lý chất lượng tại các bộ phận phòng ban
Làm các công việc liên quan khác theo chỉ thị từ cấp trên
Yêu cầu ứng viên
Nam/ Nữ – Tuổi từ 23- 35
Tốt nghiệp Cao đẳng/ Đại học ngành Quản trị chất lượng / Quản trị kinh doanh/ Kinh tế …. (các nhóm ngành về kinh tế và tài chính)
Có ít nhất 1 năm kinh nghiệm liên quan đến QA
Ưu tiên có kinh nghiệm vể QA trong hệ thống bán lẻ, chuỗi cửa hàng, giám sát chất lượng cửa hàng,..
Có kiến thức và hiểu biết về phân tích tài chính
Có kiến thức sâu rộng về các hệ thống ISO
Thành thạo vi tính văn phòng, kỹ năng giao tiếp tốt
Có khả năng thiết kế infographic các tài liệu hệ thống quản lý chất lượng
Có khả năng làm việc độc lập và khả năng chịu được áp lực công việc
Hình thức phỏng vấn: Online
Câu hỏi phỏng vấn thực tế
(1) Em hãy giới thiệu về bản thân mình
(2) Em biết gì về công ty
(3) Ttrong khoảng thời gian khá dài giữa 2 công việc em đề cập trong CV, thời gian đó em còn có kinh nghiệm, hoạt động nào khác hay không? (Bạn ứng viên có 2 công việc làm thêm khi sinh viên là tại quán coffee và cửa hàng tiện lợi)
(4) Chị thấy em đề cập tới các kiến thức môn học liên quan đến công việc. Vậy hãy nói cho chị biết những kiến thức, kỹ năng em học được những gì
(5) Em biết đến công việc này từ đâu?
(6) Về Powerpoint, em nhận thấy mình như thế nào
(7) Em có tính thẩm mỹ khi thiết kế PPT không?
(8) Kỹ năng excel của em như thế nào?
(9) Ngoài các phần mềm đó ra em còn biết thêm phần mềm nào khác không?
(10) Em nhận thấy mình kỹ năng về Viso và Canva như thế nảo (do trong câu 9 ứng viên trả lời là có bioe61t về Visio và Canva)
(11) Mức lương mong muốn mà em nhận được là bao nhiêu?
(12) Hãy cho chị cụ thể 1 con số (phỏng vấn viên bắt buộc ứng viên nói một con số cụ thể)
(13) Nếu được chọn giữa một công việc cần tốc độ xữ lý và ra kết quả nhanh hay một công việc mà mình bỏ nhiều thời gian ra nhưng kết quả phải mất một thời gian mới có thì em sẽ chọn cái nào?
(14) Em cho Chị biết QA là làm công việc gì?
(15) Em ở đâu và khi nào có thể bắt đầu được công việc ?
(16) Em có câu hỏi nào dành cho Chị không?
Bạn ứng viên là sinh viên mới tốt nghiệp (chưa nhận bằng) và đã phỏng vấn thành công. Theo bạn sự thành công đến từ các yếu tố:
(1) Sự chỉnh chu, chuẩn bị cẩn thân cho buổi phỏng vấn online
(2) Phỏng vấn viên chú ý nhiều đến thái độ khi ứng viên trả lời các câu hỏi
(3) Sự khát khao và mong muốn được làm việc
(4) Tính trung thực các thông tin trong CV
Hy vọng với bài viết thực tế này, các bạn sinh viên vừa tốt nghiệp sẽ có thêm thông tin tham khảo, tự tin ứng viên, tham gia vác buổi phỏng vấn và đạt được thành công. Rất mong nhận được sự phản hồi, chia sẻ từ những câu chuyện thực tế của các bạn.
Sau khi tốt nghiệp đại học, sinh viên có rất nhiều lựa chọn cho con đường sự nghiệp của cá nhân. Tuy nhiên có thể tựu trung vào 3 con đường chính yếu sau: (1) Đi làm thuê cho người khác (2) Đi làm chủ và (3) Đi làm thuê cho nhiều chủ – làm tự do/ freelancer. Trong 3 con đường này thì con đường đầu tiên là Đi làm thuê cho người khác là một sự lựa chọn chiếm đa phần.
“Đầu xuôi – Đuôi lọt” – Nếu chúng ta chọn chính xác công việc đầu đời thì con đường phát triển sự nghiệp sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Tuy nhiên để có được công việc đầu đời như ý, những sinh viên vừa tốt nghiệp sẽ cần chuần bị những gì? Nội dung trình bày dưới đây là những kinh nghiệm và góc nhìn của cá nhân tác giả:
(1) Xác định chính xác Nghề – Ngành. Khi xác định nghề cần định rõ vị trí công việc – ví dụ “Chuyên viên tuyển dụng” chứ không phải lả công việc “Nhân sự”. Sau khi đã xác định được Nghề thì tiếp tục xác định mình làm nghề này trong Ngành nào. Bản mô tả công việc (Chức năng – Trách nhiệm – Nhiệm vụ) của vị trí ứng tuyển và mô hình năng lực của vị trí là 2 tài liệu mà sinh viên phải nghiên cứu và thấu hiểu.
(3) Để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn thành công thì cần biết rõ nhà tuyển dụng cần gì ở sinh viên mới tốt nghiệp. Hai tập tin đính kèm sẽ giúp làm rõ điều này
(4) Bộ hồ sơ ứng tuyển ngoài CV thì thư ứng tuyển là 1 tài liệu quan trọng. Với 3/4 trang A4, bạn phải trả lời chi tiết – không chung chung 5 câu hỏi sau: (1) Bạn là ai (2) Tại sao bạn ứng tuyển vào vị trí này (3) Tại sao bạn chọn công ty này (4) Tại sao công ty lại chọn bạn mà không phải những ứng viên khác và (5) Kế hoạch con đường nghề nghiệp của bạn trong 1/ 2-3/ và 5 năm tới.
(5) Trong phỏng vấn tuyển dụng, để trả lời bất cứ câu hỏi nào cần nhớ mô hình S.T.A.R/ S.P.A.R/ S.C.A.R (Situation – Task/ Problem/ Challenge – Action – Result). Hãy nhớ phỏng vấn tuyển dụng không phải là hỏi đáp mà là trao đổi và thu thập thông tin 1 cách chính xác nhất
(6) Hiểu rõ bản thân – Hiểu rõ mong muốn của cá nhân – Hiểu rõ về vị trí ứng tuyển – Bạn sẽ thành công để có được công việc đầu đời như ý